Sử học Trận_chiến_nước_Pháp

"Trận chiến nước Pháp" là một thất bại nhục nhã nhất trong lịch sử nước Pháp, và tiếp tục ám ảnh người dân Pháp trong nhiều thập kỷ.[417] Ngay sau chiến tranh, tác phẩm "Thất bại xa lạ" (Étrange Défaite) của sử gia Marc Bloch, đồng thời là một chứng nhân trong vai trò người lính của Tập đoàn quân số 1, có nhiều ảnh hưởng.[418] Trong tác phẩm, ông cho rằng thất bại của Pháp không chỉ đến từ chiến lược sai, mà bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa hơn. Ông chỉ trích sự bất lực của giới chính trị và tướng lĩnh, các điểm yếu tư duy của mọi giới trong xã hội, từ trí thức, giáo viên cho tới công nhân, qua đó quy lỗi cho thất bại là sự xơ cứng về ý thức xã hội.[419]

Tháng 8 năm 1946, Quốc hội Pháp thành lập một ủy ban điều tra nguyên nhân thất bại, tuy nhiên, trách nhiệm chưa hoàn thành thì đến năm 1951, Quốc hội cũ hết nhiệm kỳ còn Quốc hội mới không duy trì tiếp Ủy ban.[420] Vì thế, công việc khảo cứu quay trở lại với các cá nhân, nhất là các sử gia Anh và Mỹ.

Cuối những năm 1960, vấn đề lại được lật lại trong 3 tác phẩm lớn: Tại sao nước Pháp sụp đổ của Guy Chapman (Why France Collapsed, 1968); Thua trận: nước Pháp 1940 của Alistair Horne (To Lose a Battle: France 1940, 1969) và Sự sụp đổ của Đệ Tam Cộng hòa: nghiên cứu về sự thất thủ của nước Pháp năm 1940 của William Shirer (The Collapse of the Third Republic: An Inquiry into the Fall of France in 1940, 1969).[421] Hai tác phẩm sau có chung quan điểm với Marc Bloch, cho rằng thất bại của nước Pháp không chỉ riêng trách nhiệm của giới quân sự, mà là do "sự sụp đổ của quân đội, của chính phủ lẫn sự khủng hoảng tinh thần của người dân".

Trên góc độ khoa học quân sự, một số sử gia cho rằng nguyên nhân quan trọng là giới lãnh đạo Quân đội Pháp đã không hiểu rõ khía cạnh nghệ thuật chiến dịch,[422] xây dựng một hệ thống chỉ huy tập trung để kiểm soát và tiến hành trận đánh theo mô hình Trận đánh theo phương pháp (Bataille conduite) cứng nhắc từ Chiến tranh thế giới thứ nhất,[423] bất cập với bản chất linh động của trận đánh hiện đại. Thế nhưng sau khi sử gia người Đức Karl-Heinz Frieser đưa ra quan điểm rằng Blitzkrieg không xuất phát từ nền tảng lý luận quân sự đã xác lập của Đức, mà chỉ là sáng tạo của vài cá nhân trong việc lập kế hoạch lẫn triển khai cuộc tấn công, thì vài sử gia khác, như tác giả Mỹ Ernest May trong tác phẩm Chiến thắng xa lạ: cuộc xâm lăng nước Pháp của Hitler (2000), lại đưa ra quan điểm khác. Căn cứ vào việc Tập đoàn quân số 1 Pháp đã chặn được các đoàn quân thiết giáp Đức, ông cho rằng nguyên nhân chính của thất bại không phải ở tư duy chiến tranh của giới quân sự Pháp mà là sự yếu kém trong chỉ đạo chiến lược.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_chiến_nước_Pháp http://www.kbismarck.com/frencharmistice.html http://www.theartofbattle.com/battle-of-france-194... http://ww2history.com/experts/Robert_Citino/The_Fr... http://www.calvin.edu/academic/cas/gpa/facts01.htm http://quod.lib.umich.edu/cgi/t/text/pageviewer-id... http://mjp.univ-perp.fr/france/1940armistice.htm http://catdir.loc.gov/catdir/toc/ecip0515/20050181... http://commandantdelaubier.info/circonstances/arti... http://www.history.army.mil/books/OpArt/index.htm http://www.dtic.mil/doctrine/jel/jfq_pubs/1630.pdf